Vị nguyên thủ quốc gia trên tên là Tshering Tobgay – đương kim thủ tướng của Vương quốc Bhutan. Đất nước nhỏ bé được mệnh danh là “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”. Làm sao một kì tích như vậy được hoàn thành mà không dựa trên sự biểu đồ đi lên của chỉ số GDP?

Prime minister of Bhutan

Tshering Tobgay speaks at TED2016 – Dream, February 15-19, 2016, Vancouver Convention Center, Vancouver, Canada. Photo: Bret Hartman / TED

Nếu Tshering và quốc vương của mình không xây dựng Bhutan như con đường 200 đất nước khác trên thế giới đã và đang làm, họ làm gì?

Năm 1972, quốc vương Jigme Singye Wangchuck giới thiệu khái niệm “Tổng hạnh phúc quốc dân” – Gross National Happiness (GNH). GNH đo lường toàn diện hơn GDP vì chỉ số này xem xét đến mức độ hài lòng không những về mặt vật chất mà còn là sự hài lòng về môi trường sống, văn hóa, chính quyền, kiến thức, sự hiểu biết, sức khỏe, tâm linh, trạng thái ổn định tâm lý, cân bằng thời gian giữa công việc và thời gian cá nhân cũng như sự hòa hợp với môi trường. Quốc vương Jigme S. Wangchuck đã từng tuyên bố: “đối với Bhutan, Tổng hạnh phúc quốc nội quan trọng hơn tổng sản phẩm quốc gia”.

Đối với Bhutan, tổng hạnh phúc quốc nội quan trọng hơn tổng sản phẩm quốc gia

Từ đó, mọi định hướng phát triển và xây dựng của chính phủ và quốc vương Bhutan đều dựa trên biểu đồ đi lên bền vững của chỉ số này. Họ trung thành với sứ mệnh này để tìm ra cách phát triển con người và xã hội toàn diện mà không làm tổn hại tới tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Thủ tướng Tshering tại buổi nói chuyện TedTalk tháng 3/2016 vừa qua đã làm các nước phát triển và hậu phát triển kinh ngạc bằng tiết lộ của mình:

“Bhutan là đất nước duy nhất không phát khí thải nhà kính”

Bhutan không phải là không phát khí thải nhà kính, Bhutan là nước có lượng khí thải nhà kính âm. Mỗi năm, rừng ở Bhutan hấp thụ gấp 3 lần lượng khí CO2 mà toàn bộ nước này thải ra. Không những vậy, năng lượng sạch mà Bhutan xuất khẩu giúp làm giảm khoảng 6 triệu tấn khí CO2 ở các nước láng giềng.

Tới năm 2020, chúng tôi sẽ xuất khẩu đủ lượng năng lượng sạch để giảm 17 triệu tấn CO2

Trong buổi TedTalk, Tshering đã làm kinh ngạc khán phòng bằng những tiết lộ đáng ngưỡng mộ về đất nước Phật giáo khiêm nhường này. Trong khi đa số các nền kinh tế lớn đang khai thác thiên nhiên để đổi lấy sự đi lên của biểu đồ tăng trưởng thì tại Bhutan, mọi chuyện luôn rất khác và sẽ rất khác.

72% diện tích đất của Bhutan được che phủ bởi rừng nguyên sinh

Bhutan đang hưng thịnh và phát triển. Thiên nhiên được tôn trọng và bảo tồn một cách cẩn thận cùng với chính sách phát triển đa phương vững bền của chính phủ và quốc vương.

Hiến pháp của chúng tôi yêu cầu rằng ít nhất 60% diện tích đất của Bhutan phải luôn được rừng che phủ.

Không những bảo tồn kĩ lưỡng các công viên quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, người Bhutan còn bền bỉ xây dựng một mạng lưới hành lang đa dạng sinh học để kết nối các khu bảo tồn thiên nhiên này.

Động vật có thể tự do đi lại khắp cả nước

Mặc dù Bhutan là một đất nước nhỏ bé kém phát triển nhưng người dân Bhutan được hưởng giáo dục và y tế miễn phí.

Tất cả công dân đều được đảm bảo miễn phí giáo dục phổ thông

Chi phí khám, điều trị , thuốc men đều do nhà nước chi trả.

Kết thúc bài nói chuyện của mình, Tshering bày tỏ mong ước tha thiết được nhân rộng ý tưởng “Bhutan vì cuộc sống” ra toàn thế giới để giữ cho thiên nhiên trên trái đất được nguyên sơ, để thế hệ tương lai của chúng ta được chung sống trong một môi trường trong lành và nguyên vẹn “cho chúng tôi, con cháu chúng tôi, cho con cháu quý vị và cho cả thế giới”.